Tác giả: tungcmc

Phân tích về lỗ hổng CVE-2023-23397 trong Microsoft Outlook
24 Th3

I. Giới thiệu

CVE-2023-23397 là một lỗ hổng nâng cao đặc quyền/bỏ qua xác thực quan trọng trong Outlook, được phát hành trong March Patch Tuesday của Microsoft. Lỗ hổng ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản của Windows Outlook, được xếp hạng 9,8 CVSS và là một trong hai zero-day được tiết lộ vào ngày 14 tháng 3.

II. Phân tích

CVE-2023-23397 là lỗ hổng nâng cao đặc quyền (EoP) trong Microsoft Outlook. Đây là một zero-touch exploit, có nghĩa là lỗ hổng bảo mật yêu cầu mức độ phức tạp thấp để khai thác và không yêu cầu tương tác của người dùng.

Tin tặc đã khai thác lỗ hổng CVE-2023-23397 bằng cách lợi dụng tính năng tạo lịch hẹn phổ biến trên Outlook – cho phép gửi email thông báo đến người dùng, từ đó đánh cắp mã băm NTLM của người dùng từ xa.

Kẻ tấn công gửi một tin nhắn cho nạn nhân với thuộc tính Message Application Program Interface (MAPI) mở rộng với đường dẫn Universal Naming Convention (UNC) tới  Server Message Block (SMB, via TCP 445) do kẻ tấn công kiểm soát. Kẻ tấn công gửi lời mời lịch độc hại.msg — định dạng thông báo hỗ trợ lời nhắc trong Outlook — để kích hoạt điểm API dễ bị tấn công PlayReminderSound bằng cách sử dụng “PidLidReminderFileParameter” (tùy chọn âm thanh cảnh báo tùy chỉnh cho lời nhắc).

Khi nạn nhân kết nối với máy chủ SMB của kẻ tấn công, máy chủ này sẽ tự động gửi thông báo New Technology LAN Manager (NTLM) tới người dùng, tin nhắn này có thể được sử dụng để xác thực đối với các hệ thống khác hỗ trợ xác thực NTLM.

Băm NTLMv2 là giao thức mới nhất mà Windows sử dụng để xác thực và giao thức này được dùng cho một số dịch vụ với mỗi phản hồi chứa biểu diễn băm của thông tin người dùng, chẳng hạn như tên người dùng và mật khẩu. Do đó, kẻ tấn công có thể thực hiện một cuộc tấn công chuyển tiếp NTLM để giành quyền truy cập vào các dịch vụ khác hoặc xâm phạm toàn bộ miền nếu người dùng bị xâm phạm là quản trị viên. Mặc dù các dịch vụ trực tuyến như Microsoft 365 không dễ bị tấn công bởi vì chúng không hỗ trợ xác thực NTLM, ứng dụng Microsoft 365 Windows Outlook vẫn dễ bị tấn công.

Tương tác của người dùng là không cần thiết để kích hoạt (ngay cả trước khi xem trước tin nhắn), cũng như không yêu cầu đặc quyền cao. CVE-2023-23397 là một lỗ hổng zero-touch được kích hoạt khi nạn nhân nhận được lời nhắc và thông báo (ví dụ: khi một cuộc hẹn hoặc nhiệm vụ nhắc năm phút trước thời gian được chỉ định). Rất khó để chặn lưu lượng SMB gửi đi cho người dùng từ xa. Kẻ tấn công có thể sử dụng cùng thông tin đăng nhập để có quyền truy cập vào các tài nguyên khác.

*Các kịch bản tấn công có thể xảy ra

  • Lateral movement: điều hướng độc hại bằng cách sử dụng hàm băm NTLM được chuyển tiếp

Các cuộc tấn công chuyển tiếp đã trở nên nổi tiếng như một trường hợp sử dụng cho Mimikatz bằng cách sử dụng thói quen kết xuất thông tin đăng nhập NTLM thông qua module sekurlsa. Ngoài ra, các cuộc tấn công pass-the-hat (PtH) (hoặc pass-the hash) và các biến thể của hành vi trộm cắp dữ liệu và thông tin có thể được thực hiện. Khi những kẻ tấn công đã ở trong hệ thống, chúng có thể sử dụng mạng để di chuyển và điều hướng các tuyến của tổ chức qua SMB.

  • Truyền payload thông qua WebDAV

Kẻ tấn công có thể tận dụng các dịch vụ WebDAV trong trường hợp không có dịch vụ SMB hợp lệ cho Outlook tồn tại (nghĩa là không được định cấu hình) trong máy khách. Đây là một giải pháp thay thế cho dịch vụ Web/HTTP cũng có thể được đọc dưới dạng đường dẫn UNC bởi các mục .msg và/hoặc Outlook Calendar. Những kẻ tấn công có thể thiết lập một máy chủ WebDAV độc hại để phản hồi các máy khách nạn nhân bị ảnh hưởng bằng các trang độc hại. Các trang này có thể chứa mã bao gồm việc tận dụng kỹ thuật duyệt thư mục tương tự như lỗ hổng CVE-2022-34713 của Microsoft (được đặt tên là DogWalk) để đẩy bất kỳ hình thức tải trọng nào nhằm thực thi mã từ xa, chẳng hạn như webshell.

III.  Khuyến nghị

Để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng cách khai thác lỗ hổng CVE-2023-23397:

  • Người dùng cần áp dụng bản vá có sẵn ngay lập tức.
  • Thêm người dùng vào nhóm Protected Users trên Active Directory và chặn outbound SMB (TCP cổng 445).
  • Microsoft đã cung cấp tài liệu và đoạn script có sẵn để giúp các tổ chức kiểm tra xem hệ thống có đang bị ảnh hưởng hay không.

Trước tình hình ngày càng gia tăng của các cuộc tấn công mạng và những lỗ hổng mới được phát hiện mỗi ngày, CVE-2023-23397 trên Microsoft Outlook là một minh chứng rõ ràng cho sự cần thiết của việc bảo vệ hệ thống và dữ liệu cá nhân nhằm tránh bị kẻ xấu thu thập thông tin như tài khoản, địa chỉ email làm mục tiêu để tấn công. Việc nhanh chóng cập nhật bản vá và áp dụng các giải pháp an ninh khác trong doanh nghiệp hoặc tổ chức cần được thực hiện luôn và ngay.

CMC Cyber Security tham gia Hội thảo – Triển lãm Quốc tế Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2020
25 Th12
Ngày 02/12/2020, Hội thảo – Triển lãm quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2020 đã diễn ra với chủ đề: “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia”. Khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, Tập đoàn Công nghệ CMC vinh dự đồng hành cùng hội thảo với tư cách Nhà tài trợ chính.

Sự kiện có sự tham dự của ông Nguyễn Mạnh Hùng- Bộ trưởng Bộ TT & TT, Phó Chủ tịch Ủy Ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, ông Nguyễn Thành Hưng- Nguyên Thứ trưởng Bộ trưởng Bộ TT & TT, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, ông Hoàng Minh Sơn- Thứ trưởng Bộ GD & ĐT, ông Lê Quang Huy- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ Quốc Hội,…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham quan gian hàng tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2020

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Thành Hưng- Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho biết: “Năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước dựa trên một nền tảng quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn an ninh mạng do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp Make in Vietnam sẵn sàng bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho chuyển đổi số quốc gia”.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ an toàn thông tin Make in Vietnam, Bộ Trưởng Bộ TT & TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: ”Để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, chúng ta cần làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM và xây dựng một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh. Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM để phục vụ các cơ quan Đảng và nhà nước. Chỉ tới đầu năm 2021, Việt Nam sẽ đạt đủ hoàn toàn 100%. Rất ít nước trên thế giới làm được điều này. Đây là niềm tự hào của Việt Nam.”

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị

Là thành viên của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC là 01 trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên làm chủ 100% hệ sinh thái An toàn an ninh mạng. Đến với không gian triển lãm, Tập đoàn Công nghệ CMC tạo dấu ấn với gian hàng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem mang thông điệp “Securing your Digital Transformation” giúp bảo vệ hệ thống CNTT của cơ quan, tổ chức (mạng biên, mạng nội bộ, thiết bị đầu cuối, dữ liệu, ứng dụng và chính sách quản lý) trước các cuộc tấn công mạng bằng những sản phẩm/ dịch vụ “Make in Vietnam”. Gian hàng cùng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem đã nhận được sự quan tâm lớn từ khách tham dự.

Tập đoàn Công nghệ CMC tạo dấu ấn với gian hàng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem mang thông điệp “Securing your Digital Transformation” 

Là thành viên của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC là 01 trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên làm chủ 100% hệ sinh thái An toàn an ninh mạng. Đến với không gian triển lãm, Tập đoàn Công nghệ CMC tạo dấu ấn với gian hàng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem mang thông điệp “Securing your Digital Transformation” giúp bảo vệ hệ thống CNTT của cơ quan, tổ chức (mạng biên, mạng nội bộ, thiết bị đầu cuối, dữ liệu, ứng dụng và chính sách quản lý) trước các cuộc tấn công mạng bằng những sản phẩm/ dịch vụ “Make in Vietnam”. Gian hàng cùng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem đã nhận được sự quan tâm lớn từ khách tham dự.

Tại chuyên đề “An toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số”, ông Lương Tuấn Thành – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc công nghệ Tập đoàn công nghệ CMC đã có bài báo cáo về “Xây dựng nền tảng giám sát an toàn, an ninh mạng thông minh cho hệ sinh thái số”. Ông Thành đã nêu cam kết của Tập đoàn Công nghệ CMC trong việc góp phần xây dựng hệ sinh thái an toàn an ninh mạng Việt Nam: Tập đoàn Công nghệ CMC sẽ cung cấp 01 năm bản quyền sử dụng phần mềm diệt virus CMC Internet Security cho các doanh nghiệp, tổ chức quy mô nhỏ. Với các doanh nghiệp, tổ chức có hệ thống IT riêng, CMC khuyến khích đăng ký sử dụng giải pháp giám sát và phòng thủ CMDD. CMC sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức dùng miễn phí gói dịch vụ CMDD 06 tháng để trải nghiệm. Bên cạnh đó, CMC mong muốn mở rộng hợp tác với các công ty an ninh mạng để chia sẻ các sự cố và nguy cơ tiềm năng cả trong và ngoài nước.

Ông Lương Tuấn Thành – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc công nghệ Tập đoàn công nghệ CMC báo cáo tại chuyên đề “An toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số”

Cũng tại hội thảo, CMC Cloud của Tâp đoàn Công nghệ CMC đã vinh dự được công nhận là một trong 05 nền tảng điện toán đám mây “Make in Vietnam” đáp ứng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ chính phủ điện tử/ chính quyền điện tử. Nền tảng điện toán đám mây do Tập đoàn Công nghệ CMC cung cấp đáp ứng bộ tiêu chí 1145/ BTTTT-CATTT hướng đến xây dựng Chính phủ điện tử với 153 tiêu chí. Nền tảng CMC Cloud có năng lực mở rộng không giới hạn và hiện đang phục vụ số lượng khách hàng lên đến 1.5 PB.

Chia sẻ về ba khó khăn mà CMC Telecom cũng như những công ty cung cấp nền tảng điện toán mây đều đang đối mặt tại tọa đàm “Nền tảng điện toán đám mây Việt Nam an toàn phục vụ chuyển đổi số”, ông Đặng Tùng Sơn – Phó TGĐ CMC Telecom cho biết: yêu cầu khắt khe về bảo mật an ninh thông tin; bài toán nội địa hóa để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt là an toàn thông tin; và bài toán về nhân lực. Để giải quyết những vấn đề trên, Tập đoàn Công nghệ CMC đang bổ sung mạnh mẽ về nguồn nhân lực, bởi câu chuyện bảo mật an toàn thông tin là câu chuyện về chuyên môn.

Tham gia phiên tọa đàm buổi chiều “Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và vấn đề an toàn, an ninh mạng”, Phó TGĐ CMC Cyber Security Hà Thế Phương đã trao đổi về các thách thức về an ninh bảo mật trong quá trình chuyển đổi số của các tổ chức, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Các vấn đề tọa đàm xoay quanh cách đảm bảo an ninh an toàn dữ liệu khi các doanh nghiệp thực hiện số hóa, các biện pháp quản trị rủi ro, quản lý chất lượng của những đối tác cung cấp dịch vụ thuê ngoài, và quan trọng là hội thảo đều đồng quan điểm về: “Đảm bảo an ninh bảo mật là một quá trình liên tục, định kỳ và không bao giờ kết thúc. Chúng ta phải luôn có những sự đầu tư đúng, hợp lý và liên tục để giải quyết bài toán ATANM”.

Ông Hà Thế Phương – Phó TGĐ CMC Cyber Security tham gia tọa đàm “Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và vấn đề an toàn, an ninh mạng”

CMC Cyber Security tặng một năm sử dụng bản quyền giải pháp phòng chống mã độc cho doanh nghiệp
08 Th12
Công ty CMC Cyber Sesẽ cung cấp 01 năm bản quyền sử dụng phần mềm diệt virus CMC Internet Security cho các doanh nghiệp, tổ chức quy mô nhỏ. Với các doanh nghiệp, tổ chức có hệ thống IT riêng, CMC khuyến khích đăng ký sử dụng giải pháp giám sát và phòng thủ CMDD (CMC Malware Detection and Defense). CMC sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức dùng miễn phí gói dịch vụ CMDD 06 tháng để trải nghiệm.

Gian hàng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem của Tập đoàn này tạo dấu ấn và thu hút sự quan tâm của khách tham dự sự kiện

Ngày 02/12/2020, Hội thảo – Triển lãm quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2020 đã diễn ra với chủ đề: “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia”. Tại chuyên đề “An toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số” nằm trong khuôn khổ sự kiện, ông Lương Tuấn Thành – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc công nghệ Tập đoàn công nghệ CMC đã có bài báo cáo về “Xây dựng nền tảng giám sát an toàn, an ninh mạng thông minh cho hệ sinh thái số”. Ông Thành đã nêu cam kết của Tập đoàn Công nghệ CMC trong việc góp phần xây dựng hệ sinh thái an toàn an ninh mạng Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày 02/12/2020, Tập đoàn Công nghệ CMC sẽ cung cấp 01 năm bản quyền sử dụng phần mềm diệt virus CMC Internet Security cho các doanh nghiệp, tổ chức quy mô nhỏ. Với những doanh nghiệp, tổ chức có hệ thống IT riêng, CMC khuyến khích đăng kí sử dụng giải pháp giám sát và phòng thủ CMDD và sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức dùng miễn phí gói dịch vụ CMDD 06 tháng để trải nghiệm. Bên cạnh đó, CMC mong muốn mở rộng hợp tác với các công ty an ninh mạng để chia sẻ các sự cố và nguy cơ tiềm năng cả trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham quan gian hàng tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế “Ngày An toàn thông tin Việt Nam” năm 2020

Tại sự kiện, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Để bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng, chúng ta cần làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm ATANM và xây dựng một nền công nghiệp ATANM hùng mạnh”. Theo ông Hùng, Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm ATANM để phục vụ các cơ quan Đảng và nhà nước. Chỉ tới đầu năm 2021, Việt Nam sẽ đạt đủ hoàn toàn 100%. Rất ít nước trên thế giới làm được điều này. Là thành viên của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm ATANM Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên làm chủ 100% hệ sinh thái An toàn an ninh mạng.

Để đăng ký sử dụng miễn phí Giải pháp phòng chống mã độc CMC Internet Security và Giải pháp phòng chống mã độc CMDD, doanh nghiệp vui lòng đăng ký qua đường link: https://cmcav.vn/dang-ky-dung-thu/

Thông tin về Giải pháp phòng chống mã độc CMC Internet Security và Giải pháp phòng chống mã độc CMDD:

Thông tin đã được quý báo đăng tải: https://doanhnhansaigon.vn/it/cmc-cung-cap-giai-phap-phong-chong-ma-doc-mien-phi-cho-doanh-nghiep-1102178.html

CMC làm chủ 100% hệ sinh thái an toàn an ninh mạng
03 Th12

Là thành viên của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng (ATANM) Việt Nam), Tập đoàn Công nghệ CMC là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên làm chủ 100% hệ sinh thái ATANM.

Hệ sinh thái CMC Security Ecosystem

Đến với không gian triển lãm tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2020 với chủ đề: “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong chuyển đổi số quốc gia”, Tập đoàn Công nghệ CMC tạo dấu ấn với gian hàng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem và thông điệp “Securing your Digital Transformation” giúp bảo vệ hệ thống CNTT của cơ quan, tổ chức (mạng biên, mạng nội bộ, thiết bị đầu cuối, dữ liệu, ứng dụng và chính sách quản lý) trước các cuộc tấn công mạng bằng những sản phẩm/dịch vụ “Make in Vietnam”. Gian hàng cùng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem đã nhận được sự quan tâm lớn từ khách tham dự.

CMC làm chủ 100% hệ sinh thái an toàn an ninh mạng - Ảnh 1.

Gian hàng cùng hệ sinh thái CMC Security Ecosystem đã nhận được sự quan tâm lớn từ khách tham dự.

Tại chuyên đề “An toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số”, ông Lương Tuấn Thành – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc công nghệ Tập đoàn công nghệ CMC đã có báo cáo trình bày về “Xây dựng nền tảng giám sát an toàn, an ninh mạng thông minh cho hệ sinh thái số”.

Ông Thành đã nêu cam kết của Tập đoàn Công nghệ CMC trong việc góp phần xây dựng hệ sinh thái ATANM Việt Nam: Tập đoàn Công nghệ CMC sẽ cung cấp giải pháp phòng chống mã độc CMC Antivirus hoàn toàn miễn phí cho các tổ chức, doanh nghiệp trong vòng 01 năm kể từ ngày hôm nay. Bên cạnh đó, CMC mong muốn mở rộng hợp tác với các công ty an ninh mạng để chia sẻ các sự cố và nguy cơ tiềm năng cả trong và ngoài nước.

Nền tảng điện toán đám mây “Make in Vietnam”

Cũng tại hội thảo, CMC Cloud của Tâp đoàn Công nghệ CMC đã vinh dự được công nhận là một trong 5 nền tảng điện toán đám mây “Make in Vietnam” đáp ứng tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Nền tảng điện toán đám mây do Tập đoàn Công nghệ CMC cung cấp đáp ứng bộ tiêu chí 1145/ BTTTT-CATTT hướng đến xây dựng Chính phủ điện tử với 153 tiêu chí. Nền tảng CMC Cloud có năng lực mở rộng không giới hạn và hiện đang phục vụ số lượng khách hàng lên đến 1.5 PB.

Tại tọa đàm “Nền tảng điện toán đám mây Việt Nam an toàn phục vụ chuyển đổi số, ông Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng giám đốc CMC Telecom đã chia sẻ về ba khó khăn mà CMC Telecom cũng như những công ty cung cấp nền tảng điện toán mây đều đang đối mặt. Đó là yêu cầu khắt khe về bảo mật an ninh thông tin; bài toán nội địa hóa để đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ, trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt là an toàn thông tin; và bài toán về nhân lực.

Tham gia phiên tọa đàm “Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế – xã hội và vấn đề an toàn, an ninh mạng”, Phó Tổng giám đốc CMC Cyber Security Hà Thế Phương đã trao đổi về những thách thức về an ninh bảo mật trong quá trình chuyển đổi số của các tổ chức, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam.

Các vấn đề tọa đàm xoay quanh cách đảm bảo an ninh an toàn dữ liệu khi các doanh nghiệp thực hiện số hóa, các biện pháp quản trị rủi ro, quản lý chất lượng của những đối tác cung cấp dịch vụ thuê ngoài, và quan trọng là hội thảo đều đồng quan điểm về: “Đảm bảo an ninh bảo mật là một quá trình liên tục, định kỳ và không bao giờ kết thúc. Chúng ta phải luôn có những sự đầu tư đúng, hợp lý và liên tục để giải quyết bài toán ATANM”.

Đăng ký tham gia miễn phí AVAR 2020 Virtual
19 Th11
AVAR 2020 Virtual năm nay sẽ được tổ chức dưới hình thức online. Hội nghị được tổ chức dành cho cộng đồng an ninh thông tin.
Đây là diễn đàn duy nhất mà các chuyên gia, các nhà nghiên cứu bảo mật nổi tiếng thế giới quy tụ, trao đổi cũng như chia sẻ các kiến thức chuyên sâu và giải pháp về phòng chống mã độc và các tấn công an ninh mạng.
Chương trình sẽ được livestream vào 9h ngày 3 đến ngày 4 tháng 12 năm 2020 theo giờ Việt Nam. Mọi người thể tham gia livestream bất kì lúc nào cũng như tua và xem lại hoặc tạm dừng chương trình một cách dễ dàng.
Đến với hội nghị “AVAR 2020 Virtual” người tham dự sẽ được tiếp cận với các xu hướng mới nhất trong ngành bảo mật với đa dạng các bài thuyết trình. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo cơ hội trao đổi, xây dựng mạng lưới quan hệ cũng như hỏi đáp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật cho những người tham gia sự kiện.
👉Link đăng ký tham gia sự kiện và thông tin chi tiết về chương trình: https://aavar.org/avar2020/
🎯Các chủ đề sẽ được trình bày trong AVAR 2020 Virtual: https://aavar.org/avar2020/index.php/agenda/.
Hiệp hội các Nhà nghiên cứu mã độc Châu Á (Anti-Virus Asian Researchers Association) là một tổ chức Phi Chính phủ, được thành lập vào năm 1998 tại Hồng Kông. Hiệp hội quy tụ khoảng hơn 200 thành viên gồm nhiều chuyên gia nghiên cứu, doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực Bảo mật Thông tin trên toàn thế giới như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ…
Sứ mệnh chính của Hiệp hội là kết nối các nhà nghiên cứu Bảo mật quốc tế, tạo ra một tiếng nói chung trong công cuộc nghiên cứu, ngăn chặn sự lây lan của các phần mềm độc hại và góp sức chống lại tội phạm An ninh mạng trên toàn thế giới.
Trước đó, Công ty CMC Cyber Security cũng từng đăng cai tổ chức AVAR 2015 tại Đà Nẵng. Đây là một niềm vinh dự và là niềm vui lớn của công ty nói riêng và của ngành an ninh an toàn thông tin tại Việt nam nói chung.
5 sản phẩm, dịch vụ của CMC Cyber Security đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng 2020”
18 Th11
Sáng ngày 18-11/2020, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam (VNISA) đã tổ chức lễ công bố và trao tặng danh hiệu “Chìa khóa vàng 2020”. Trong đó, Công ty CMC Cyber Security có 5 sản phẩm, dịch vụ đạt giải ở ba hạng mục.
  1. Giải pháp Phòng chống mã độc và quản trị tập trung CMDD
  2. Giải pháp giám sát và phòng thủ an toàn thông tin CMC
  3. Tường lửa ứng dụng web CMC 
  4. Dịch vụ đánh giá kiểm thử xâm nhập CMC
  5. Dịch vụ Giám sát An ninh An toàn thông tin CMC

5 sản phẩm, dịch vụ của CMC Cyber Security đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng 2020”

Cụ thể, các sản phẩm. dịch vụ của Công ty CMC Cyber Security đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” bao gồm: Giải pháp Phòng chống mã độc và quản trị tập trung CMDD, Giải pháp giám sát và phòng thủ an toàn thông tin CMC đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao xuất sắc; Tường lửa ứng dụng web CMC đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc; Dịch vụ đánh giá kiểm thử xâm nhập CMC và Dịch vụ Giám sát An ninh An toàn thông tin CMC đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu

Chương trình bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 tiếp nối và thay thế cho chương trình bình chọn các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao, tiêu biểu từ năm 2015 của VNISA phối hợp với Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Ông Hà Thế Phương – Phó Tổng Giám đốc CMC Cyber Security chia sẻ

Tại buổi lễ, đại diện doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, dịch vụ đạt giải, ông Hà Thế Phương- Phó Tổng Giám đốc công ty CMC Cyber Security cho biết: “Số lượng đơn vị và số lượng sản phẩm, dịch vụ make in Vietnam đều tăng hơn so với năm ngoái. Điều này chứng tỏ ngành của chúng ta đang phát triển mạnh và ngày càng có nhiều các công ty mới xuất hiện trên thị trường. Việc này cũng thúc đẩy các công ty lâu năm trong thị trường phải luôn làm mới mình, phát triển các công nghệ mới, đầu tư vào đội ngũ chuyên gia nhiều hơn để cạnh tranh,  đồng thời nâng cao chất lượng trung bình ngành.

Bên cạnh đó, công tác đánh giá cũng được tổ chức khắt khe hơn khắt khe hơn, gần với các tiêu chuẩn quốc tế hơn sẽ giúp các công ty làm ra các sản phẩm phải chú ý hơn về chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ của chính mình, thu hẹp khoảng cách về chất lượng của sản phẩm Việt Nam so với với quốc tế.

CMC nhận giải thưởng tại “Lễ trao Danh hiệu chìa khóa vàng 2020”

Đặc biệt, giải thưởng này chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong các công tác truyền thông, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng, thị trường cũng sẽ có thêm một thước đo, một tiêu chuẩn để lựa chọn các sản phẩm trong nước phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình.”

Đây là hoạt động thường niên trong khuôn khổ sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam của VNISA bắt đầu từ năm 2020. Chương trình nhằm tôn vinh các doanh nghiệp  ATTT Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ ATTT Make in Vietnam.

Năm nay, theo Ban tổ chức, có 56 sản phẩm đến từ 18 doanh nghiệp tham dự, số lượng sản phẩm tăng hơn năm ngoái 87%. Đây là tín hiệu đáng mừng, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao hơn năm trước. Thông qua chương trình sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ nội địa, tạo niềm tin cho người sử dụng, qua đó mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Chương trình bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng” có đối tượng tham gia là những sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin và sản phẩm, ứng dụng CNTT có tính năng an toàn, bảo mật do doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam sở hữu, làm chủ công nghệ, có khả năng sản xuất hàng loạt, đã được thương mại hóa hoặc cung cấp cho thị trường. Các hạng mục bình chọn cụ thể cho các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc và tiêu biểu, được đánh giá đạt các tiêu chí theo quy định.

Đáng chú ý, năm nay Công ty CMC Cyber Security có thêm giải pháp mới “Tường lửa ứng dụng Web CMC” đạt danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc. Giải pháp tường lửa ứng dụng web CMC Web Application Firewall (C-WAF) là một phần của bộ bảo đảm an toàn thông tin do CMC CS cung cấp cho các ứng dựng website của tổ chức một lớp tường lửa bảo vệ các trang web, các API trước các cuộc tấn công và các mối đe dọa đã từng hoặc chưa từng được biết đến bằng những công cụ ruleset mạnh mẽ được tính hợp trí tuệ nhân tạo AI giúp nâng cao hiệu năng hoạt động.

Về cơ chế hoạt động, C-WAF cung cấp giải pháp bảo vệ liên tục cho website và các ứng dụng sử dụng cơ chế phân tích traffic mạng và chỉ cho phép các yêu cầu truy cập hợp lệ thông qua. Sản phẩm này thuộc loại bảo đảm ATTT cho hệ thống website và API.

Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, việc trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho các sản phẩm, dịch vụ nói trên đã khẳng định được chất lượng, tính ưu việt và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ do các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam làm chủ về công nghệ. Đây là hoạt động hưởng ứng chương trình chuyển đổi số quốc gia và chiến lược “Make in Vietnam” của Chính phủ.

Bên cạnh đó, việc tổ chức bình chọn và công nhận danh hiệu “Chìa khóa vàng” còn góp phần hỗ trợ hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường. Kết quả các Chương trình bình chọn cũng là kênh thông tin quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nhìn nhận rõ nét hơn về thị trường sản phẩm, dịch vụ ATTT và đưa ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt nam một cách phù hợp

Hội đồng bình chọn danh hiệu “Chìa khóa vàng” cho Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao 2020 cũng được thành lập gồm 21 thành viên là các nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin của Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng là ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA.

Công ty TNHH An ninh An toàn Thông tin CMC (CMC Cyber Security) được thành lập năm 2008 với sứ mệnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, các giải pháp phòng chống mã độc, các dịch vụ an toàn thông tin. Với số lượng nhân viên 70 người, quy tụ hơn 45 kỹ sư hàng đầu về bảo mật và CNTT, đội ngũ kỹ sư và chuyên gia đạt bằng cấp, chứng chỉ quốc tế về bảo mật như PCI QSA, ISO 27001 Lead Auditor, CEH… và có kinh nghiệm tham gia xử lý rất nhiều sự cố an ninh an toàn thông tin lớn ở Việt Nam, 100% các sản phẩm và giải pháp cung cấp ra thị trường của CMC Cyber Security đều do người Việt Nam tự nghiên cứu và phát triển, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng từ Khối chính phủ, tài chính, doanh nghiệp đến người dùng cá nhân. CMC Cyber Security hiện là thành viên Việt Nam duy nhất của Hiệp hội các nhà nghiên cứu mã độc Châu Á (AVAR) và Liên minh Bảo mật máy tính quốc tế (ICSA), tất cả các sản phẩm và dịch vụ của CMC Cyber Secyrity cung cấp đều được kiếm định nghiêm ngặt với tiêu chuẩn quốc tế và nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia bảo mật đến từ các tổ chức danh tiếng trên.

CMC đón tiếp Đoàn công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đến thăm và làm việc
11 Th11
Chiều 10/11/2020, Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ dẫn đầu Đoàn công tác UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đến thăm và làm việc tại Tập đoàn Công nghệ CMC – Doanh nghiệp CNTT – Viễn thông hàng đầu Việt Nam. Đoàn công tác còn có sự tham dự của ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT & TT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thay mặt Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC, ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn bày tỏ sự vui mừng khi được đón tiếp Đoàn công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Mở đầu buổi làm việc, ông Nguyễn Trung Chính đã giới thiệu tổng quan về Tập đoàn CMC và năng lực công nghệ thông tin của Tập đoàn. Đồng thời, ông Chính cũng chia sẻ về mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển của Tập đoàn CMC trong 05 năm tới.

Chủ tịch Nguyễn Trung Chính tiếp đón đoàn UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 

Ông Chính nhấn mạnh: “CMC đặt mục tiêu trở thành tập đoàn toàn cầu, xây dựng hệ sinh thái hạ tầng mở, góp phần đưa Việt Nam trở thành Digital Hub của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cùng kết nối dữ liệu và chia sẻ tri thức với toàn cầu. Bên cạnh đó, CMC cũng mong muốn hình thành và phát triển các khu trung tâm dịch vụ số, chuyên cung cấp các dịch vụ Công nghệ thông tin cũng như dịch vụ BPO cho các nước trên thế giới”. Qua nhiều năm đồng hành cùng Đại học Huế, Tập đoàn CMC hiểu rõ năng lực và đánh giá rất cao nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế. CMC khẳng định luôn mong muốn đồng hành cùng tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng môi trường xã hội phát triển thu hút và giữ chân người tài.

Về phía Đoàn công tác, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp CNTT – Viễn thông hàng đầu như Tập đoàn công nghệ CMC lựa chọn tỉnh Thừa Thiên Huế làm nơi xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở nghiên cứu, góp phần thu hút nguồn lực và đóng góp cho sự phát triển của tỉnh. Ông Thọ đã giới thiệu các cơ hội thu hút doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể hơn, tỉnh đang xây dựng chính sách và môi trường thu hút đầu tư; xây dựng chính sách hỗ trợ pháp lý, chính sách ưu đãi về CNTT nhằm xây dựng môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp CNTT có điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Thừa Thiên Huế.

Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trung Chính cho biết Tập đoàn Công nghệ CMC sẵn sàng cung cấp các giải pháp ứng dụng CNTT mới nhất của Tập đoàn trong quản lý đất đai, bài toán quy hoạch, xây dựng thành phố thông minh “Smart City” để đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đoàn UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thăm quan Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST)

Kết thúc buổi làm việc, Đoàn công tác UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham quan Trung tâm Dữ liệu (Data Center), Trung tâm Điều hành An ninh mạng Thế hệ mới NextGen SOC và Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CIST)

Phần mềm diệt virus miễn phí CMC Antivirus kỷ niệm 12 năm ra mắt
28 Th10
CMC Antivirus (CMC AV) là phần mềm diệt virus hoàn toàn miễn phí dành cho người dùng cá nhân được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia của Công ty CMC Cyber Security.
Sản phẩm cung cấp khả năng bảo mật và thực hiện kiểm soát toàn cục các dữ liệu vào ra của hệ thống đồng thời bảo vệ máy tính khỏi: Virus, Spyware, Worm… Khả năng bảo vệ máy tính của CMC Antivirus không kém gì các phần mềm Antivirus nổi tiếng khác mà bạn đã biết.
CMC Antivirus kết hợp công nghệ tiên tiến đảm bảo mang lại cho bạn một giải pháp bảo vệ máy tính toàn diện. CMC Cyber Security hiện nay có các dòng sản phẩm chính là: sản phẩm dành cho người dùng cá nhân miễn phí (CMC Antivirus), sản phẩm dành cho người dùng cá nhân trả phí (CMC Internet Security) và sản phầm dành cho doanh nghiệp (CMC Malware Detection and Defence).
Với sản phẩm dành cho người dùng cá nhân, CMC Antivirus cung cấp khả năng bảo mật và thực hiện kiểm soát toàn cục các dữ liệu vào ra của hệ thống đồng thời bảo vệ máy tính của bạn khỏi: Virus, Spyware, Worm, Ransomeware… bằng cách quét các tập tin, thư điện tử, các trang web khi bạn truy cập.
👉Khách hàng có thể vào link sau: https://cmccybersecurity.com/cmc-antivirus-free/ để tải về và cài đặt sản phẩm CMC ANTIVIRUS .
🎯Hiện nay, CMC Antivirus đã có phiên bản cập nhật mới so với các phiên bản trước đây như:
✅Thay đổi về giao diện.
✅Cài đặt nhanh gọn hơn.
✅Tốc độ quét và xử lý virus tăng lên đáng kể trong khi chiếm dụng tài nguyên ít hơn.
✅Tăng cường xử lý triệt để các tiến trình độc hại chạy trên hệ thống.
✅Loại bỏ nguy cơ lây nhiễm mã độc từ USB.
✅Phát hiện và lấy lại nội dung nguyên bản từ các mã độc fake documents và loại bỏ các dòng mã độc fake folder, shortcut,…
Với chặng đường 12 năm ra phát triển sản phẩm, ông Vũ Lâm Bằng – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Sản phẩm CMC Cyber Security mong muốn CMC Antivirus sẽ trở thành phần mềm diệt miễn phí được nhiều người Việt Nam sử dụng nhất.
Ông Bằng cũng cho biết thêm, Công ty CMC Cyber Security sẽ tiếp tục cung cấp các sản phẩm sử dụng miễn phí hoàn toàn cho người dùng Việt Nam để góp phần vào mục tiêu chung là đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng. Bên cạnh đó, CMC CS cũng mong muốn giải pháp phòng chống mã độc tập trung CMDD (CMC Malware Detection and Defence) sẽ được khai được nhiều hơn nữa để phục vụ cho nhu cầu về quản lý nhà nước.
📛CMC Antivirus giúp bạn bảo vệ máy tính một cách toàn diện và đặc biệt là MIỄN PHÍ cho người dùng cá nhân!
CMC Cyber Security tham gia Hội nghị tập huấn ngành và hội thao công nghệ thông tin toàn quân 2020
27 Th10
Ngày 26-27/10/2020, tại Nhà khách Bộ Quốc Phòng, Công ty CMC Cyber Security đã tham gia “Hội nghị Tập huấn ngành và Hội thao Công nghệ Thông tin toàn quân 2020” do Bộ Tư Lệnh Tác chiến không gian mạng (BTL 86) tổ chức.
Tại chương trình, CMC Cyber Security mang tới gian hàng các sản phẩm, dịch vụ của công ty để trưng bày và giới thiệu gồm giải pháp phòng chống mã độc CMDD (CMC Malware Detection and Defence) và Trung tâm Điều hành An ninh an toàn thông tin CMC SOC.
Tham gia hội thao năm nay có 123 cán bộ phụ trách CNTT thuộc 41 đầu mối cơ quan Bộ Quốc phòng; các Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng; các Học viện, nhà trường, trung tâm trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trong một ngày, các thí sinh tham gia tranh tài ở 3 nội dung: Kiểm tra kiến thức công tác quản lý ngành; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin và kỹ năng triển khai mô hình mạng an toàn.
Trong khuôn khổ hội nghị tập huấn, Tọa đàm “Nâng cao chất lượng công tác CNTT và hoạt động tác chiến không gian mạng tại các cơ quan, đơn vị trong toàn quân” cũng đã được diễn ra.
Hội thao được tổ chức nhằm kiểm tra nhận thức của đội ngũ phụ trách CNTT toàn quân về các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý ngành; đánh giá toàn diện năng lực, trình độ của cán bộ chuyên môn về công tác bảo đảm kỹ thuật CNTT, bảo đảm an toàn thông tin. Thông qua hội thao, BTL 86 và các cơ quan, đơn vị sẽ tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đổi mới phương pháp tổ chức, nội dung huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách CNTT.
Một số hình ảnh khác tại sự kiện:
Ông Hà Thế Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CMC Cyber Security phát biểu tại sự kiện
CMC tham dự khai mạc ITU Virtual Digital Word 2020
21 Th10
Ngày 20/10/2020, Hội nghị và Triển lãm trực tuyến Thế giới số (ITU Digital World) 2020 đã chính thức khai mạc. Sau 50 năm tổ chức tại nhiều quốc gia khác nhau, lần đầu tiên, theo sáng kiến của Việt Nam năm nay, Triển lãm Viễn thông thế giới đến Việt Nam được đổi tên thành Triển lãm thế giới số – Triển lãm ảo hoàn hoàn dựa trên các nền tảng Make In Vietnam.
Đến với không gian triển lãm số tại sự kiện, CMC giới thiệu đến các quý quan khách các sản phẩm/dịch vụ thế mạnh gồm có: Nhóm sản phẩm An ninh an toàn thông tin của CMC Cyber Security; nhóm sản phẩm “Điện toán đám mây” của CMC Telecom và nhóm sản phẩm của Viện nghiên cứu & Ứng dụng công nghệ CMC -CIST.
CMC vinh dự là nhà tài trợ vàng đồng hành cùng sự kiện và cũng là một trong ba doanh nghiệp được tham gia Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên ITU, các hội thảo chuyên đề gắn với việc phát triển thế giới số, triển lãm trực tuyến với các gian hàng quốc gia của các nước và gian trưng bày của các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Diễn ra tại Việt Nam, ITU Digital World 2020 có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao vị thế đất nước và khẳng định vai trò là một trong các nước phát triển nhanh và năng động về viễn thông và công nghệ thông tin, là thành viên tích cực và trách nhiệm của ITU.
Đối với CMC, một doanh nghiệp luôn nỗ lực không ngừng nghỉ cho khát vọng dẫn đầu khi nhắc đến chuyển đổi số tại Việt Nam, đóng góp vai trò thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số chung của nước nhà, đây là một cơ hội lớn để CMC cùng các Tập đoàn/Tổ chức công nghệ lớn trong nước và quốc tế kết nối và hướng tới những giải pháp công nghệ cho những bài toán mang tính toàn cầu.
Ngay sau khi hội nghị được khai mạc, không gian triển lãm đã được mở tại địa chỉ https://digitalworld2020.vn/cmc. Sự kiện sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 20 – 22/10/2020.
Một số hình ảnh tại sự kiện: