Gần đây, hiện tượng nhận được các cuộc gọi lạ, không có âm thanh, hoặc chỉ có tiếng “bot” tự động đang gia tăng, gây không ít phiền toái và lo lắng cho người dùng điện thoại. Không chỉ dừng lại ở sự khó chịu, những cuộc gọi này còn tiềm ẩn nguy cơ đánh cắp dữ liệu cá nhân và trở thành mồi nhử cho các hình thức lừa đảo tinh vi.

Bài viết này, Với ý kiến chuyên gia từ CMC Cyber Security, sẽ làm rõ bản chất của những cuộc gọi “không nói”, cách thức hoạt động của các đối tượng lừa đảo, và quan trọng hơn, những giải pháp để bảo vệ bạn và dữ liệu của bạn.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo, hiện nay các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và Internet ngày càng tinh vi, không chỉ giới hạn trong môi trường trực tuyến mà còn mở rộng sang những cuộc gọi điện thoại với nhiều chiêu trò khó lường.

Những kẻ lừa đảo thường nhắm đến người cao tuổi, nội trợ hoặc những người đang thất nghiệp – những đối tượng dễ tin người và có xu hướng tìm kiếm cơ hội kiếm tiền nhanh. Chính vì vậy, họ dễ dàng làm theo hướng dẫn của kẻ gian và vô tình trở thành nạn nhân.

Ông Đỗ Văn Thịnh, Giám đốc Trung tâm Điều hành An ninh mạng CMC (Công ty CMC Cyber Security, Tập đoàn Công nghệ CMC), cho biết: “Mục tiêu chính của những cuộc gọi này là xác thực dữ liệu (data) mà các đối tượng lừa đảo thu thập được, từ đó phân loại người dùng và phục vụ các kịch bản lừa đảo sau này

Những kẻ xấu có thể sử dụng hai phương pháp phổ biến:

  1. Xác minh số điện thoại đang hoạt động: Khi người dùng bắt máy và phản hồi, kẻ xấu có thể xác nhận số điện thoại còn sử dụng, từ đó bổ sung vào danh sách dữ liệu có giá trị để bán hoặc khai thác.
  2. Sử dụng bot để thu thập thông tin: Một số hệ thống tự động có thể nhận diện giọng nói và từ khóa để phân loại dữ liệu theo giới tính, độ tuổi hoặc mức độ phản ứng của người nghe.”

Rủi ro từ việc xác thực số điện thoại của người dùng

Chuyên gia cảnh báo rằng các cuộc gọi này không thể trực tiếp đánh cắp thông tin cá nhân hay tài chính, nhưng chúng có thể mở đường cho những hình thức lừa đảo tinh vi hơn:

  • Bán dữ liệu số điện thoại hoạt động cho các bên thứ ba, phục vụ quảng cáo hoặc các cuộc gọi làm phiền khác.
  • Dựng kịch bản lừa đảo phù hợp dựa trên nhóm đối tượng tiềm năng, đặc biệt là người cao tuổi, nội trợ hoặc những người đang tìm kiếm việc làm.
  • Dụ người dùng gọi lại vào số tính phí cao, đặc biệt với những số quốc tế lạ.
  • Lừa đảo bằng AI giả giọng nói: Nếu người dùng tiếp tục trả lời, kẻ gian có thể thu thập giọng nói để phục vụ mục đích giả danh trong các cuộc gọi lừa đảo khác.

Cách bảo vệ bản thân trước các cuộc gọi đáng ngờ

Để bảo vệ bản thân trước các cuộc gọi lừa đảo, người dùng tại Việt Nam nên thực hiện các biện pháp sau:

– Không nghe hoặc gọi lại các số điện thoại lạ, đặc biệt là các số quốc tế không rõ nguồn gốc.

– Có thể đăng ký dịch vụ chặn cuộc gọi rác của các nhà mạng

– Không cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, kể cả khi đầu dây bên kia tự nhận là nhân viên ngân hàng, công an hay cơ quan nhà nước.

– Liên hệ trực tiếp với cơ quan chức năng nếu nhận được cuộc gọi mạo danh để xác minh thông tin.

– Báo cáo số điện thoại lừa đảo lên tổng đài của Bộ Thông tin và Truyền thông qua đầu số 156 hoặc trên website chongthurac.vn.

Kết luận

Các cuộc gọi “không nói” không chỉ gây phiền toái mà còn là dấu hiệu của các hoạt động lừa đảo tinh vi. Hãy nâng cao cảnh giác, áp dụng các biện pháp phòng tránh và lựa chọn giải pháp bảo mật phù hợp để bảo vệ bản thân và dữ liệu của bạn. CMC Cyber Security luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình an toàn trong không gian mạng.

————————————————

???? Trụ sở miền Bắc: Tầng 15, Tòa nhà CMC, Số 11 – Đường Duy Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

???? Trụ sở miền Nam: CMC 크리에이티브 스페이스 빌딩, Tan Thuan EPZ, 7군, 시. 호치민시

???? Website: https://cmccybersecurity.com/

???? Hotline: 1900 2025